Một số sự kiện quan trọng của thị trường thép tuần 19 (5/5-9/5): Chờ giá mới của các nhà máy
Trung Quốc: Thị trường Trung Quốc nghỉ lễ lao động từ 1/5-5/5 nên dự báo ở tuần này sẽ có nhiều biến động vì trước nghỉ lễ, giá thép tiếp tục giảm. Nhiều nhà máy lớn của Trung Quốc sẽ công bố giá tháng 5, áp dụng cho đợt giao hàng tháng 6. Ngoài ra, thông tin các chính sách cắt giảm sản lượng, kích cầu dự kiến cũng được tung ra sau cuộc họp cấp cao cuối tháng 4. Đối với vấn đề thuế quan với Mỹ, tuần này dự kiến phía Trung Quốc cũng sẽ có động thái mới, thị trường kỳ vọng là xu hướng giảm căng thẳng và dần tiến tới thỏa thuận của 2 bên.
Nhật Bản: Giá phế liệu nội địa tại Nhật Bản tiếp tục giảm do nhu cầu trong nước thấp và xuất khẩu giảm trong giai đoạn vừa qua. Tokyo Steel cũng đã giảm nhẹ giá mua phế liệu tại nhiều khu vực và có thể vẫn có điều chỉnh thêm nếu tình hình thị trường không cải thiện. Nhu cầu thép thành phẩm tại Nhật Bản không như kỳ vọng và các tác động thuế quan với Mỹ hay điều chỉnh chính sách từ phía EU cũng như một số thị trường khác tiếp tục ảnh hưởng vào ngành thép Nhật Bản. Các đơn chào HRC của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam cũng có dấu hiệu chững lại.
Hàn Quốc: Các nhà máy lớn Hàn Quốc vẫn tiếp tục giảm giá mua phế liệu ở đầu tháng 5 dù mức giá nội địa thấp hơn 60-70 USD/tấn so với giá phế liệu nhập khẩu. Nhiều nhà máy lớn của Hàn Quốc mạnh tay cắt giảm sản lượng do nhu cầu thép nội địa yếu và xuất khẩu không tích cực đã tiếp tục tác động mạnh tới giá phế nội địa của nước này. Điều này cũng gây áp lực lớn với phế liệu ở khu vực châu Á do Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn, nhất là phế từ Nhật Bản.
Ấn Độ: Giá quặng sắt có dấu hiệu tăng dần, cùng với đó là xu hướng tăng giá của than cốc dù phế liệu vẫn khá trầm lắng. Các dự báo của thị trường Ấn Độ vẫn khá tích cực khi đây tiếp tục là thị trường lớn có xu hướng tăng trưởng tốt về nhu cầu thép trên toàn cầu. Các nhà máy Ấn Độ kỳ vọng vào một đợt tăng giá mới sau khi chính phủ nước này đã chính thức áp thuế tự vệ tạm thời với thép nhập khẩu. Ngoài ra, nhiều biện pháp kỹ thuật và các cuộc điều tra chống bán phá giá vẫn được triển khai. Lượng nhập khẩu thép của Ấn Độ trong năm tài chính 2025 đã cao nhất trong 9 năm qua vì thế ở năm nay dự kiến Ấn Độ sẽ có rất nhiều các biện pháp để hạn chế nhập khẩu thép.
EU: Trái ngược với các kỳ vọng tăng giá của nhà máy, diễn biến cầu yếu tại EU đã kéo mặt bằng giá thép giao dịch thực tế ở nhiều thị trường giảm, trong đó có HRC. Các nhà máy tại EU đã đưa ra nhiều biện pháp kích cầu, trong đó có việc giảm sản lượng, tăng thời gian bảo trì…Điều này dự kiến sẽ tiếp tục được áp dụng trong giai đoạn sắp tới. Trong khi đó, một số nhà máy dự kiến sẽ công bố giá thép mới, trong tuần này hoặc tuần tới. Giá vẫn được dự báo có thể nhích nhẹ nhưng người mua khả năng sẽ khó chấp nhận các điều chỉnh tăng giá ở các giao dịch thực thế.
Việt Nam: Tuần này, thị trường thép Việt Nam dự kiến sẽ xuất hiện hàng loạt các điều chỉnh về giá của nhà máy. Đáng chú ý là lịch công bố giá HRC của Hòa Phát và sau đó khả năng sẽ là Formosa Hà Tĩnh. Ngoài ra, dự kiến một số nhà máy cũng có thể đưa ra các chính sách, điều chỉnh giá đối với phế liệu, thép xây dựng, tôn, ống thép…Khác với tháng 4 khi các điều chỉnh giá chỉ mang tính hỗ trợ, ở tháng 5, dự kiến thị trường sẽ xuất hiện nhiều hơn các điều chỉnh giá trực tiếp từ phía nhà máy.
Nhật Bản: Giá phế liệu nội địa tại Nhật Bản tiếp tục giảm do nhu cầu trong nước thấp và xuất khẩu giảm trong giai đoạn vừa qua. Tokyo Steel cũng đã giảm nhẹ giá mua phế liệu tại nhiều khu vực và có thể vẫn có điều chỉnh thêm nếu tình hình thị trường không cải thiện. Nhu cầu thép thành phẩm tại Nhật Bản không như kỳ vọng và các tác động thuế quan với Mỹ hay điều chỉnh chính sách từ phía EU cũng như một số thị trường khác tiếp tục ảnh hưởng vào ngành thép Nhật Bản. Các đơn chào HRC của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam cũng có dấu hiệu chững lại.
Hàn Quốc: Các nhà máy lớn Hàn Quốc vẫn tiếp tục giảm giá mua phế liệu ở đầu tháng 5 dù mức giá nội địa thấp hơn 60-70 USD/tấn so với giá phế liệu nhập khẩu. Nhiều nhà máy lớn của Hàn Quốc mạnh tay cắt giảm sản lượng do nhu cầu thép nội địa yếu và xuất khẩu không tích cực đã tiếp tục tác động mạnh tới giá phế nội địa của nước này. Điều này cũng gây áp lực lớn với phế liệu ở khu vực châu Á do Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn, nhất là phế từ Nhật Bản.
Ấn Độ: Giá quặng sắt có dấu hiệu tăng dần, cùng với đó là xu hướng tăng giá của than cốc dù phế liệu vẫn khá trầm lắng. Các dự báo của thị trường Ấn Độ vẫn khá tích cực khi đây tiếp tục là thị trường lớn có xu hướng tăng trưởng tốt về nhu cầu thép trên toàn cầu. Các nhà máy Ấn Độ kỳ vọng vào một đợt tăng giá mới sau khi chính phủ nước này đã chính thức áp thuế tự vệ tạm thời với thép nhập khẩu. Ngoài ra, nhiều biện pháp kỹ thuật và các cuộc điều tra chống bán phá giá vẫn được triển khai. Lượng nhập khẩu thép của Ấn Độ trong năm tài chính 2025 đã cao nhất trong 9 năm qua vì thế ở năm nay dự kiến Ấn Độ sẽ có rất nhiều các biện pháp để hạn chế nhập khẩu thép.
EU: Trái ngược với các kỳ vọng tăng giá của nhà máy, diễn biến cầu yếu tại EU đã kéo mặt bằng giá thép giao dịch thực tế ở nhiều thị trường giảm, trong đó có HRC. Các nhà máy tại EU đã đưa ra nhiều biện pháp kích cầu, trong đó có việc giảm sản lượng, tăng thời gian bảo trì…Điều này dự kiến sẽ tiếp tục được áp dụng trong giai đoạn sắp tới. Trong khi đó, một số nhà máy dự kiến sẽ công bố giá thép mới, trong tuần này hoặc tuần tới. Giá vẫn được dự báo có thể nhích nhẹ nhưng người mua khả năng sẽ khó chấp nhận các điều chỉnh tăng giá ở các giao dịch thực thế.
Việt Nam: Tuần này, thị trường thép Việt Nam dự kiến sẽ xuất hiện hàng loạt các điều chỉnh về giá của nhà máy. Đáng chú ý là lịch công bố giá HRC của Hòa Phát và sau đó khả năng sẽ là Formosa Hà Tĩnh. Ngoài ra, dự kiến một số nhà máy cũng có thể đưa ra các chính sách, điều chỉnh giá đối với phế liệu, thép xây dựng, tôn, ống thép…Khác với tháng 4 khi các điều chỉnh giá chỉ mang tính hỗ trợ, ở tháng 5, dự kiến thị trường sẽ xuất hiện nhiều hơn các điều chỉnh giá trực tiếp từ phía nhà máy.
Các tin khác
20 NĂM TỰ HÀO TÔN VIỆT PHÁP – TỰ HÀO VỀ CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ QUA
Được thành lập với khát vọng mang đến những sản phẩm tôn thép chất lượng cao, Công ty Cổ phần Tôn ...
CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN THÉP VIỆT PHÁP VINH DỰ NHẬN GIẢI THƯỞNG TOP 500 DOANH NGHIỆP LỚN NHẤT VIỆT NAM (VNR500)
Ngày 08/01/2025 Công ty Cổ phần Tôn Thép Việt Pháp vui mừng và tự hào được xếp hạng trong danh sách ...